1.Rabat được chọn là thủ đô từ khi nào?
Mang dáng vẻ hiện đại nhưng vẫn giữ được nét đẹp cổ kính vốn có, thủ đô của Maroc dường như chưa bao giờ tách khỏi quá khứ huy hoàng. Rabat có thể làm say mê bất cứ ai yêu thích những bãi biển, trượt ván, bơi lội, đi dạo trong rừng hay đi thăm các di tích tráng lệ.
Dưới thời là thuộc địa của Pháp, Hubert Lyautey - công xứ Pháp ở các nước thuộc địa trước đây đã muốn Rabat trở thành “Washington của Maroc”. Mong muốn của Lyautey đã mang đến cho Rabat nét hiện đại. Ngay dưới chế độ bảo hộ của Pháp, Morocco đã chịu sự biến chuyển lớn từ hệ thống chính phủ đến kiến trúc. Những khu vực mới mọc lên chạm khắc hình hài châu Âu bên cạnh các thành phố Maroc truyền thống. Cũng chính vì thế, để phát triển Rabat, Lyautey đã cho xây dựng thêm những khu châu Âu như Océan, Agdat, Orangers và trung tâm thành phố quanh đại lộ Mohammed V. Công trình được hoàn thành mang lại dáng vẻ tinh tươm cho thành phố với những đại lộ thẳng đứng và những tòa nhà màu trắng. Mang mọi đặc điểm của một thủ đô hành chính, Rabat đã đấu tranh để giữ gìn bản sắc bất chấp sự hiện diện của các yếu tố dưới thời thuộc địa Pháp, với những công trình như tháp Hassan.
2.Thủ đô hiện đại nhưng vẫn bảo tồn nét cổ kính xưa
Một địa điểm không thể bỏ qua là tháp Hassan, cao 44m, lẽ ra đã có thể trở thành đền thờ Hồi giáo lớn nhất thế giới. Dưới chân tháp là lăng mộ vua Mohamed V, một kiến trúc bằng đá cẩm thạch trắng trùm lên bằng những viên ngói màu xanh, xây dựng vào năm 1962 với 400 thợ thủ công làm việc liên tục.
Dấu ấn của một thành phố hiện đại hiện ra với những đại lộ nối tiếp nhau. Trường đại học lớn nhất Maroc nằm ở Rabat và những khu văn hóa như rạp chiếu phim, thư viện, nhà sách, nhà hát kịch nối đuôi nhau mọc lên.
Vào buổi tối, thành phố sôi động với những nhà hàng, quán café, quán bar nơi bạn có thể thưởng thức ẩm thực Maroc. Bạn sẽ được tận hưởng nhịp sống hối hả, hiện đại đối lập với những khu kiến trúc cổ có phần cũ kỹ.